TOP 7 BỆNH NGHỀ NGHIỆP CỦA TÀI XẾ XE TẢI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

NGÀY ĐĂNG: 28/10/2021 | DANH MỤC: Sức khỏe

Lái xe tải là công việc mệt nhọc, vất vả. Cầm lái liên tục trong thời gian dài sẽ khiến sức khỏe bị suy yếu và có thể mắc một số bệnh đặc thù, hay còn gọi là bệnh nghề nghiệp của tài xế xe tải.

Nếu bạn đang làm công việc này, đừng chủ quan với chúng vì bạn cũng có khả năng mắc phải nếu không phòng tránh.

99% bác tài mắc bệnh nghề nghiệp

99% bác tài mắc bệnh nghề nghiệp

1. Bệnh đau thắt lưng – Bệnh nghề nghiệp phổ biến nhất của tài xế xe tải

Đặc thù chung của nghề lái xe đó là tài xế phải ngồi yên tại một vị trí trong thời gian dài nên đã tạo áp lực lớn lên lưng. Ngoài ra, tài xế xe tải không có nhiều cơ hội vận động làm máu khó lưu thông, cơ co cứng. 

Bệnh đau thắt lưng - Căn bệnh phổ biến của tài xế

Bệnh đau thắt lưng – Căn bệnh phổ biến của tài xế

Vì vậy, đau thắt lưng nói riêng, mắc các bệnh lý về xương khớp nói chung là căn bệnh hầu hết của các bác tài già.

Để phòng tránh, các tài xế khi lái xe tải nên ngả ghế lái ra phía sau một góc 20-30 độ, tay cầm vô lăng theo hướng từ 3-9h. Đồng thời, cần sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi, luyện tập các bài vận động xương cốt.

2. Bệnh nghề nghiệp đau mỏi phần vai gáy, tê bì tay

Khu vực vai gáy, các vùng xương khớp bị đau hay chân tay bị tê bì cũng là một trong những bệnh nghề nghiệp mà hầu hết các tài xế đều mắc phải.

Bệnh này là do trong quá trình ngồi lái xe, dây thần kinh bị chèn ép. Vì thế máu không lưu thông tốt được, dẫn đến các bộ phận như đầu, cổ, vai, cánh tay của tài xế luôn duy trì hoạt động khiến cơ thể bị ê nhức, tê cứng.

Cách phòng bệnh tốt nhất là nên tập những bài nhẹ nhàng khi dừng nghỉ dọc đường.

Có thể là bài tập với động tác khởi động cơ bản như dùng 2 bàn tay đan vào nhau, xoay tròn. Hay lắc đầu theo vòng tròn nhẹ nhàng, gật đầu lên xuống, sang trái phải.

3. Bệnh đau dạ dày 

Bệnh dạ dày làm giảm chất lượng cuộc sống của tài xế

Bệnh dạ dày làm giảm chất lượng cuộc sống của tài xế

Đây cũng là căn bệnh nghề nghiệp phổ biến của các bác tài.

Do cần di chuyển liên tục trên đường nên đôi khi ăn uống không điều độ. Bỏ bữa hoặc ăn quá khuya hay uống nhiều rượu/ bia, ăn nhiều đồ chua/ cay/ nóng,… và thậm chí ăn đồ không đảm bảo vệ sinh là chuyện thường tình với tài xế xe tải.

Càng để lâu, căn bệnh dạ dày càng khó chữa trị  và gây ra những bất tiện cũng như giảm chất lượng cuộc sống: luôn mệt mỏi, bị mất ngủ, giảm sút trí nhớ và hay cáu gắt,…

Để hạn chế căn bệnh này, các tài xế xe tải cần có thời gian ăn, ngủ, nghỉ khoa học. Việc ăn uống kỵ thất thường, vừa ăn xong không vận động nặng, lái xe ngay. Đặc biệt, cần tránh bia rượu, chất kích thích khi đang làm việc.

4. Căn bệnh béo phì

Ít vận động nên cơ thể tài xế thường không cân đối

Ít vận động nên cơ thể tài xế thường không cân đối

Do ngồi quá lâu lại ít vận động,  ăn uống nhiều thức uống/ đồ ăn vặt có hại như đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn,… nên lượng calo trong cơ thể dư nhiều. Chúng được tích tụ tại các vùng gây béo như vùng bụng, vùng đùi và gây ra  bệnh béo phì.

Để phòng tránh, các bác tài tuyệt đối nói không với những thói quen xấu đã kể ở trên. Đồng thời, ăn nhiều chất xơ và hạn chế ăn khuya thường xuyên.

5. Căn bệnh mất ngủ

Mất ngủ là bệnh thâm niên của tài xế xe tải

Mất ngủ là bệnh thâm niên của tài xế xe tải

Tài xế thường cần đến sự trợ giúp từ các chất kích thích như chè đặc, nước tăng lực hay cà phê,… để tỉnh táo, nhất là trong những chuyến hàng gấp.

Sau một thời gian lạm dụng những chất kích thích trên làm cho sức khỏe của tài xế suy yếu, cơ thể mệt mỏi, gây ra tình trạng mất ngủ.

Bên cạnh đó, việc ngủ nghỉ của các tài xế xe tải, đặc biệt là lái xe đường dài thường không cố định, chất lượng giấc ngủ kém. 

Nếu phải lái xe đường dài, các bác tài cần tìm thêm bạn đồng hành để luân phiên lái, tránh để bản thân bị căng thẳng, mất ngủ thường xuyên.

6. Bệnh về mắt của các tài xế xe tải

Bệnh về mắt cũng là căn bệnh vô cùng đặc trưng ở các tài xế xe tải. Căn bệnh này do là cần tập trung cao độ khi lái xe dù ở môi trường ban ngày, ban đêm hay khu vực bụi bẩn,… khiến cho mắt suy yếu, giảm thị lực và có thể mắc các tật về mắt. 

Để phòng bệnh, mỗi bác tài nên bỏ túi dung dịch vệ sinh mắt và đeo kính để cản bụi, nắng,… Đồng thời, không làm việc khi thấy thần kinh bị căng thẳng.

Ngoài ra nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm chức năng bổ mắt, viên uống sáng mắt,…

7. Bệnh trĩ – Bệnh của 99% tài xế

Tài xế xe tải thường mắc bệnh trĩ

Tài xế xe tải thường mắc bệnh trĩ

Lái xe cần phải ngồi thăng bằng lâu tại một chỗ, đồng thời cần sự tập trung cao độ nên vô tình đã tạo áp lực cho vùng ổ bụng, làm cản trở lưu thông máu. Từ đó dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch vùng hậu môn. 

Một nguyên nhân khác gây ra bệnh trĩ ở tài xế xe tải là do hay “nhịn” đi vệ sinh, ăn ít chất xơ, hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu bia,…

Cách phòng tránh là cần chọn loại ghế ngồi với chất liệu tốt, mềm, êm. Cố gắng hạn chế việc phải lái xe liên tục nhiều giờ. Sau 2-3 tiếng lái liên tục cần thay đổi tư thế ngồi, vận động nhẹ nhàng tay chân khoảng 10-15 phút trước khi tiếp tục hành trình.

Những điều nên làm để tránh nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp

Tài xế xe tải nên rèn luyện thói quen giữ gìn sức khoẻ

Tài xế xe tải nên rèn luyện thói quen giữ gìn sức khoẻ

Để có được sức khoẻ tốt, không vướng các bệnh nghề nghiệp mà phần lớn các bác tài đang mắc phải, người tài xế cần:

  • Ngồi đúng tư thế khi điều khiển vô lăng: Trước mỗi hành trình, bạn cần chỉnh ghế lái, vô lăng xe để tạo thế ngồi thoải mái, chuẩn xác nhất. Khi lái xe thì toàn bộ phần thân trên và áp sát vào phần tựa của lưng ghế. Đặt thêm đệm lót để giảm áp lực và nâng đỡ tốt cho các đốt sống.
  • Nghỉ giữa chặng đường khi di chuyển đường trường: Sau mỗi 2 giờ chạy liên tục hoặc sau khi chạy được khoảng 200 km thì nên dừng xe để nghỉ ngơi, thư giãn vài phút. Các tài xế có thể đi vệ sinh, ăn uống, rửa mặt hay tập vài động tác thư giãn gân cốt đơn giản,… 
  • Vận động vài động tác cơ bản khi dừng đèn đỏ: Gặp lúc đèn đỏ khi di chuyển mà thời gian còn dài, các tài xế nên tranh thủ tập một vài động tác tay, cổ cơ bản hay vươn vai, thay đổi tư thế, mát xa mắt,… để máu lưu thông tốt hơn, giảm co cứng cơ.
  • Chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh: Tài xế càng cần tập thói quen ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn vặt, ăn khuya,… Đặc biệt, cần đảm bảo ăn uống khoa học, vệ sinh, không lạm dụng chất kích thích.

Người ta vẫn thường khuyên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu bạn chưa mắc phải các căn bệnh nghề nghiệp trên thì vẫn không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân để có thể gắn bó lâu dài với nghiệp lái.

Xe Tải Radio

 

♥ Chương trình đặc biệt với sự kết hợp giữa xetairadio.com và otophucuong.vn:

Mỗi 1 xe tải bán được từ giới thiệu của bạn, Phú Cường Auto sẽ gửi ngay: 2-5 TRIỆU ĐỒNG!
Liên hệ hotline để biết thêm thông tin: 0908 068 468

Chương trình đặc biệt của Xe Tải Radio và Phú Cường Auto dành cho các bác tài