Chắc hẳn bạn đã nghe qua những dòng xe tải 1 cầu, 2 cầu. Thế nhưng cầu xe tải là gì, có lẽ vẫn còn là khái niệm khá mơ hồ với những ai lần đầu mua xe tải.
Hãy cùng Xe Tải Radio khám phá tất tần tật mọi thông tin về bộ phận này nhé!
1. Khái niệm cầu xe tải
Cầu xe tải là bộ phận có dạng hình cầu
Cầu xe tải hay còn gọi là hệ thống vi sai, đây là một bộ phận quan trọng của xe tải, có dạng hình cầu. Nó được lắp đặt ở vị trí giữa trục kim loại nối 2 bánh xe lại với nhau.
Với một hệ thống bánh răng truyền chuyển động thông qua trục láp đến bánh xe tải, cầu xe đóng vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng khi cua.
2. Cấu tạo của cầu xe tải
Về cơ bản thì cấu tạo của cầu xe tải gồm 2 bộ phận chính: Truyền lực cuối và truyền lực vi sai.
Truyền lực cuối
Truyền lực cuối là bánh xe chủ động và bánh xe bị động ăn khớp với nhau. Bộ phận này có nhiệm vụ giảm thiểu số vòng quay để tăng thêm mô men lực.
Truyền lực vi sai
Truyền lực vi sai thì có nhiệm vụ tạo ra những tốc độ quay khác nhau giữa 2 bánh xe trong quá trình đi vào khúc cua.
3. Vai trò quan trọng của cầu xe tải
Cầu xe tải góp phần hạn chế tỷ lệ tai nạn
Có thể nói, cầu xe tải là một bộ phận quan trọng, không thể thay thế bằng bất kỳ bộ nào khác trên xe tải. Dưới đây là 3 tác dụng chính của chi tiết này:
- Điều chỉnh tốc độ của bánh xe trong lúc qua cua, giúp giảm tỷ lệ trượt bánh, hạn chế được các vụ tai nạn thảm khốc.
- Vận chuyển các mô men của động cơ tới trục bánh xe.
- Được coi giống như cơ cấu giảm tốc cuối cùng trước khi truyền mô men xoắn tới trục bánh xe.
4. Có bao nhiêu loại cầu xe tải ?
Hiện nay trên thị trường bạn có thể thấy 2 loại cầu phổ biến nhất là: cầu láp và cầu dầu. Tuỳ vào nhiều yếu tố khác nhau và điều kiện vận chuyển mà mỗi loại xe tải sử dụng loại cầu phù hợp.
Có 2 loại cầu phổ biến: cầu láp và cầu dầu
Cầu láp
Đâu là loại cầu được lựa chọn sử dụng rộng rãi nhất. Có thể bắt gặp loại cầu này ở các loại xe tải thùng, xe tải ben, xe đầu kéo…
Trục láp là bộ phận nối giữa bộ vi sai và bánh xe, sau đó thông qua hệ thống bulong được bắt trực tiếp vào bắt xích để có thể nối cứng với bánh xe.
Được lắp đặt trong những mẫu xe tải có trọng lượng lớn, cầu láp có nhiều ưu điểm vượt trội như tốc độ xe chạy nhanh và bốc.
Ngoài ra, đối với dòng xe chạy đường trường thì cầu láp là lựa chọn phù hợp để có thể tiết kiệm nhiên liệu nhiều nhất có thể.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại cầu này là không thể chạy trên địa hình xấu do có thể gãy bất cứ lúc nào.
Người ta thường dùng mỡ bò là loại dầu chính bạn có thể dùng để bôi trơn cầu láp.
Cầu dầu
Đây là loại cầu được đánh giá rất cao trong việc chịu lực xoắn. Chính vì ưu điểm vượt trội này, cầu dầu chuyên sử dụng trong những loại xe di chuyển ở địa hình xấu.
Cấu tạo bên trong cầu dầu là những bánh xe đồng cơ. Ngoài ra còn có thanh lắp được nối xuyên suốt từ bộ vi sai truyền mô men xoắn đến hệ thống bánh răng tại ổ trục bánh xe.
Loại cầu này được gọi là cầu dầu do sử dụng dầu để bôi trơn.
Tuy có ưu điểm là có thể dễ dàng di chuyển trên địa hình khó khăn nhưng loại cầu này lại tốn nhiều nhiên liệu hơn các loại cầu khác.
5. Nên chọn xe tải 1 cầu hay 2 cầu?
Trên thị trường có 2 dòng xe tải: xe 1 cầu và xe 2 cầu
Đây là câu hỏi được rất nhiều người mua xe tải quan tâm. Vì vậy chúng ta hãy cùng điểm qua những ưu nhược điểm của mỗi loại để từ đó đưa ra lựa chọn cho chính mình nhé.
Xe tải 1 cầu
Ưu điểm
Xe được lắp đặt 1 cầu sẽ có khả năng bứt tốc và dễ dàng trong việc điều khiển.
Trong quá trình di chuyển và tăng tốc, do trọng tâm được dồn về phía trước nên việc tiến về phía trước được thuận lợi và ổn định.
Một cầu còn có thiết kế lắp ráp không mấy phức tạp giúp cho trọng lượng của xe được giảm đi rất nhiều, độ bám đường tốt.
Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất chính là ít tiêu hao nhiên liệu.
Nhược điểm
Loại xe tải 1 cầu không thể di chuyển trong những điều kiện địa hình khó khăn được, nhất là những nơi gồ ghề, nhiều sỏi đá vì có thể dễ bị gãy cầu.
Nếu chỉ sử dụng để chuyên chở trong những địa hình thuận lợi, bạn có thể cân nhắc lựa chọn những xe tải 1 cầu để mang lại lợi ích kinh tế.
Một số dòng xe sử dụng 1 cầu như:
Xe tải 2 cầu
Ưu điểm
Xe tải 2 cầu có thể chuyển đổi linh hoạt vận tốc giữa trục trước và trục sau. Nhờ đó có thể di chuyển xe trên những địa hình trắc trở hơn so với xe 1 cầu.
Nhược điểm
Có thể coi ưu điểm cũng chính là yếu điểm của xe tải 2 cầu. Cấu tạo 2 cầu giúp việc di chuyển trên địa hình gồ ghề dễ dàng nhưng nếu đi trên mặt bằng phẳng trong một thời gian dài, lốp xe sẽ nhanh chóng bị mòn, trục xe bị giảm tuổi thọ.
Như vậy, nếu thường xuyên di chuyển trên những cung đường xấu thì xe tải 2 cầu chính là lựa chọn phù hợp nhất.
Một số loại xe tải 2 cầu được nhiều người ưa chuộng:
- Xe ben Chiến thắng 6.8 tấn 2 cầu
- Xe ben Faw 7.7 tấn 2 cầu
- Xe ben 2 cầu Hoa Mai 4.95 tấn
- Xe đầu kéo Faw 2 cầu 430HP
Với những thông tin trên, Xe Tải Radio hy vọng bạn đọc đã hiểu hết về cầu xe tải và có những lựa chọn phù hợp cho nhu cầu của mình.
Xe Tải Radio
♥ Chương trình đặc biệt với sự kết hợp giữa xetairadio.com và otophucuong.vn:
Mỗi 1 xe tải bán được từ giới thiệu của bạn, Phú Cường Auto sẽ gửi ngay: 2-5 TRIỆU ĐỒNG!
Liên hệ hotline để biết thêm thông tin: 0908 068 468